Thiếu máu gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Theo đó, việc bổ sung dinh dưỡng qua các bữa ăn là một trong những biện pháp hữu hiệu được các bác sĩ khuyến cáo. Vậy người bị thiếu máu nên ăn gì để bệnh tình ngày một thuyên giảm? Hãy cùng đi Eatgo tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Giải đáp: Thiếu máu nên ăn gì?
1. Nhóm thực phẩm giàu chất sắt
Các thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến bao gồm: thịt đỏ, gan động vật, óc, cật, tim,… Không chỉ chứa nhiều sắt, nhóm thực phẩm này còn rất giàu đạm, đồng, vitamin B,… là những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể chúng ta không thường xuyên được bổ sung.

Bên cạnh đó những loại hải sản như hàu, sò,… cũng là nguồn cung cấp chất sắt tự nhiên cho cơ thể. Những loại thực phẩm này cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng sắt dễ hấp thu hơn (heme-iron) so với nguồn sắt trong thực vật (non-heme iron).
Đồng thời, các bạn cũng có thể bổ sung chất sắt cho cơ thể thông qua những loại thực vật như:
- Các loại hạt: bí đỏ, hạnh nhân, óc chó,…
- Các loại đậu: đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu nành,…
- Các loại rau xanh: rau chân vịt, rau cải bó xôi, cải cầu vồng,…
2. Nhóm thực phẩm giàu vitamin B
Sau đây là một số loại thực phẩm cung cấp các loại vitamin nhóm B bạn có thể tham khảo cho mình và gia đình.
Thịt, cá và các sản phẩm từ sữa: Thịt gà, gan động vật, trứng, cá hồi là các loại thực phẩm rất giàu vitamin B5, B8 và B12. Sữa không chỉ bổ sung thêm cho cơ thể các chất photpho, sắt, canxi,… mà còn rất giàu vitamin B12, C, A có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ sắt và cải thiện tối đa trình trạng thiếu máu.

Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt điều, vừng, ngũ cốc nguyên cám,… là cách bạn bổ sung vitamin B một cách dễ dàng mà lại không hề bị ngán. Đồng thời, khi bổ sung hạt hướng dương vào quá trình chuẩn bị thức ăn còn giúp bạn kích thích hương vị món ăn để bạn ăn ngon miệng hơn.
3. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C sẽ giúp cơ thể chúng ta hấp thu sắt tốt hơn. Nhờ đó giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu, phòng chống các bệnh nhiễm trùng, chống viêm, bổ sung collagen. Nguồn vitamin C sẽ dễ dàng được bổ sung thông qua các loại trái cây như cam, chanh, kiwi, ổi,… các loại rau như bông cải xanh, cải bắp, ớt chuông,…
Các loại trái cây giàu vitamin C khác có thể kể đến là đu đủ, dâu tây, dứa,…
4. Nhóm thực phẩm giàu đồng
Đồng không trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất hồng cầu nhưng lại có vai trò giúp hồng cầu dê dàng tiếp cận với lượng sắt cần tái tạo. Chính vì vậy bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất đồng cũng là một phương pháp giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

Nhóm thực phẩm giàu đồng được tìm thấy ở gia cầm, gan động vật, quả cherry,…
5. Nhóm thực phẩm giàu kẽm
Kẽm có vai trò vô cùng cần thiết cho một loại enzyme tổng hợp nên heme của hemoglobin. Chính vì vậy, nếu chế độ ăn của bạn chưa bổ sung đủ kẽm rất có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu. Để hạn chế tối đa tình trạng này, hãy bổ sung cho cơ thể một chế độ cung cấp đủ lượng kẽm cơ thể cần thông qua các loại hải sản, các loại hạt, đậu, sữa, trứng,…
Các nhóm chất cần bổ sung cho người thiếu máu
Sắt là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên máu. Chính vì vậy đa số những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu đều bắt nguồn từ việc thiếu chất sắt. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hằng ngày là điều vô cùng cần thiết.
Nhóm chất thứ 2 đó chính là vitamin B hay còn gọi là Folate có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin. Cơ thể sử dụng vitamin B9 để sản xuất ra heme (một thành phần của hemoglobin) để vận chuyển oxy. Nếu một người bị thiếu vitamin B9, các tế bào hồng cầu sẽ không thể phát triển, dẫn tới tình trạng thiếu máu. Chính vì vậy hãy bổ sung lượng vitamin B9 thông qua các loại thực phẩm sau: các loại rau có màu xanh đậm, các loại hạt, măng tây, đậu bắp, lòng đỏ trứng,…
Các loại vitamin nhóm B có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình tạo ra hồng cầu và biệt hóa nguyên bào hồng cầu. Điều này vô cùng cần thiết đối với người bị thiếu máu.
Ngoài ra, chúng ta nên bổ sung thêm các nhóm chất vitamin C, đồng, kẽm,… đa dạng hóa thực đơn hàng ngày để cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Hy vọng những thông tin trong bài viết về chủ đề thiếu máu nên ăn gì sẽ giúp bạn bổ sung những thông tin hữu ích. Tuy nhiên để cải thiện tối đa tình trạng thiếu máu, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Cập nhật lúc: 02:33 – 31/07/2021