Bữa lỡ hay còn được hiểu là bữa giữa hai bữa chính. Bữa ăn này thường có mục đích giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Hạn chế mệt mỏi để có thể làm việc hiệu quả hơn. Ở Huế bữa ăn này được gọi là “bữa lỡ”, ở nhiều nơi khác sẽ gọi là bữa ăn xế hay bữa ăn nhẹ.
Nét văn hóa độc đáo “bữa lỡ” của người Huế

Mỗi ngày vào đầu giờ chiều những o (cách gọi của người miền Trung để chỉ cô hay dì) mang đòn gánh, tay xách các loại bánh. Không gian yên tĩnh bỗng nhiên trở nên náo nhiệt hơn với những tiếng rao ngọt ngào. Nếu ai đã từng một lần tới Huế sẽ khó có thể quên được âm thanh gây thương nhớ này. Chỉ cần nghe tiếng rao thực khách sẽ biết rằng đã đến “bữa lỡ”. Nếu cảm thấy đói thì xuống đường ngay để tìm chút gì đó lót dạ chờ bữa tối.

Thời xưa những o bán hàng thường mặc những bộ áo dài, áo bà ba đội nón lá đặc trưng kiểu Huế. Nét duyên dáng này chính là “thương hiệu riêng” không thể lẫn vào đâu được. Công thức để tìm món ăn bữa lỡ của người Huế đó chính là gọi từ “o” cùng với tên của người phụ nữ bán món ăn đó.
Ở đây, người ta dựa vào tiếng rao truyền thống để tìm kiếm món ăn ngon. Bữa lỡ của người Huế gồm nhiều món khác nhau ít béo, ít đạm và không có nhiều chất dinh dưỡng. Đảm bảo không làm ảnh hưởng đến khẩu vị của bữa tối.
Bữa lỡ ở Huế có những món gì?
Bạn sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm thấy những món bánh bữa lỡ như bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc,… Đây đều là những món cực kỳ nổi tiếng ở xứ Huế. Ở nhiều nơi khác, các món ăn này có thể sử dụng trong bữa chính chứ không chỉ bữa lỡ. Những loại bánh này khá nhỏ, mảnh và vừa miệng.

Xem thêm: Câu chuyện Ẩm thực: Những chiếc bánh bèo béo ngậy của bác Vụ
Đặc biệt là món bánh bèo mặn được làm từ bột gạo tẻ ăn kèm cùng nước mắm. Bánh khá nhỏ, mềm dẻo và thường ăn bao nhiêu cái cũng không cảm thấy no.

Món bánh đúc không nhân được xem là món bánh “con nhà nghèo” bởi chúng có giá khá rẻ. Ngoài ra thực khách cũng có thể lựa chọn các món khác như bánh lá chả tôm. Món ăn này gần giống bánh nậm nhưng ăn kèm chả tôm được chế biến khá công phu.

Điển hình như bánh nậm làm từ bột gạo tẻ, người làm bánh múc một muỗng nhỏ bột bánh rồi trải dẹt ra. Mỗi chiếc bánh làm chỉ làm vừa đúng một lần ăn.

Dù vậy người Huế không vì bánh quá nhỏ mà ăn vội. Người dân xứ Kinh Kỳ thường có thói quen ăn nhẹ nhàng, thưởng thức chậm rãi chứ không phải ăn để no.
Xem thêm: Văn hóa ẩm thực: Thói quen ăn sáng với quẩy và cà phê sữa của người Sài Gòn
Cập nhật lúc: 15:45 – 26/08/2021